Cúm B là một trong 3 loại cúm phổ biến ở Việt Nam. So với cúm A và cúm C thì những triệu chứng của loại cúm này đỡ nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cần phải tìm hiểu và cập nhật kiến thức để biết cúm B là gì và có những cách ứng phó nếu mắc phải. Để giải đáp những thắc mắc này, Mời các bậc PHHS và các em cùng tìm hiểu nhé.
1. Cúm B là gì và triệu chứng
Cúm B là gì ? Đây là một bệnh lý do loại virus lành tính gây ra. Loại virus này sẽ gây nên bệnh cúm thông thường và không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp với thời gian ủ bệnh là 1 đến 3 ngày.
Trong điều kiện chuyển gia thời tiết, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp. Mọi đối tượng đều có khả năng bị nhiễm cúm B, đặc biệt là người già, trẻ em dưới 5 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…
Bệnh nhân bị cúm B sẽ bị sốt cao từ khoảng 38 đến 40 độ C kèm một số triệu chứng khác như :
Triệu chứng đường hô hấp
-
Đau rát cổ.
-
Ho.
-
Sổ mũi.
-
Viêm họng.
Các triệu chứng về đường hô hấp do cúm B có thể nghiêm trọng và biến chứng nặng hơn tùy thuộc vào cơ địa và đối tượng bị bệnh.
2. Triệu chứng toàn thân
Khi sốt cao, nếu người bệnh không uống hạ sốt thì sẽ gặp một số biểu hiện như:
-
Nhức mỏi cơ thể.
-
Ớn lạnh.
-
Mệt mỏi.
-
Đau bụng.
Khi có những dấu hiệu này, hãy tìm cách xử lý kịp thời nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng:
Các triệu chứng của cúm B thường không quá nặng và có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết,… Với những người bị hen suyễn thì khả năng các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng.
2. Phân biệt các loại cúm A, B, C
Cả 3 loại cúm này sẽ có những triệu chứng khá tương đồng, vì vậy, cần phải phân biệt để được thăm khám và có cách điều trị hợp lý:
Cúm A
-
Là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người.
-
Có nhiều chủng loại như H5N1, H1N1, H7N9,… và có khả năng tái tổ hợp gen cao để hình thành nhiều chủng mới.
-
Nguy cơ lây lan trong không khí cao, tính chất đa dạng mần bệnh, vì vậy có khả năng gây ra đại dịch.
-
Triệu chứng đi kèm ở mức nghiêm trọng, dễ xảy ra biến chứng.
Cúm B
-
Có thể lây từ người bệnh sang người lành
-
Có một chủng virus gây bệnh duy nhất.
-
Nguy cơ bùng phát thành dịch không cao.
-
Triệu chứng của cúm B nhẹ và ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cúm C
-
Được xếp ở mức nhẹ nhất.
-
Triệu chứng của cúm C không gây hại.
3. Đối tượng nào dễ gặp biến chứng khi nhiễm cúm B?
Triệu chứng của cúm B có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những người có nguy có gặp biến chứng, gồm:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ sau sinh chưa đầy 2 tuần.
- Đối với những đối tượng là trẻ em bị cúm B, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến thăm khám kịp thời, nhanh chóng tại các cơ sở y tế uy tín, tin cậy trước khi đưa ra những biện pháp điều trị tại nhà. Trường hợp, các bậc phụ huynh tự ý sử dụng thuốc không có ý kiến của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng cho trẻ.
- Người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc một số bệnh mạn tính
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người già trên 65 tuổi.
4. Phương pháp điều trị bệnh cúm B
- Thuốc điều tri Cúm Tamiflu
- Uống thuốc điều trị trị triệu chứng:
-
Nghỉ ngơi trong phòng có không gian thoáng, môi trường đảm bảo sạch sẽ.
-
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa thảo dược, khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, loại bỏ các mầm mống gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng do virus.
-
Bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày.
-
Tiêm phòng vắc xin cúm B để bảo vệ bản thân chống lại sự xâm nhập của các loại virus.
Trên đây là những chia sẻ để giúp các bạn nhỏ và quý PHHS hiểu được cúm B là gì và có những cách điều trị như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.
-