Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 với chủ đề “Chấm dứt dịch AiDS - Thanh niên sẵn sàng”.
Như các bạn đã biết, HIV là chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Ở giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ung thư.
HIV không lây truyền qua sinh hoạt thông thường như dùng chung đồ, ăn uống, bắt tay, nằm cùng giường, tắm chung, dùng chung nhà vệ sinh, muỗi đốt, làm việc và học tập trung.
HIV/AIDS biểu hiện qua các giai đoạn, triệu chứng bệnh và con đường lây bệnh như sau:
- Giai đoạn mới nhiễm HIV (còn gọi giai đoạn cửa sổ): kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính nhưng có khả năng truyền HIV sang người khác.
- Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng: Bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng của một số bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những triệu chứng này có thể mất đi sau một thời gian điều trị
- Giai đoạn AIDS: Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện một cách rầm rộ và rất khó điều trị hiệu quả. Với các biểu hiện thường gặp như: sút cân nhanh, tiêu chảy kéo dài, sốt dai dẳng, ho kéo dài, viêm da và niêm mạc miệng, sưng hạch ở nhiều nơi…
HIV lây truyền như thế nào?
HIV có nhiều trong máu, trong dịch tiết sinh học và trong sữa mẹ nên HIV lây truyền qua:
- Quan hệ tình dục.
- Lây truyền qua đường máu khi dùng chung bơm tiêm và các vật sắc nhọn xuyên chích qua da không được vô trùng, truyền máu không được xét nghiệm HIV hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS.
- Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con lúc mang thai, lúc đẻ và khi cho con bú.
Hãy cùng chung tay tham gia phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn trong dự phòng lây nhiễm; tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội; đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và tham gia các hoạt động phòng, tránh. Chúng ta không thể xác định được người nhiễm HIV qua nhìn bề ngoài. Vì vậy mỗi người cần thận trọng khi tiếp xúc với máu, kim tiêm, có kỹ năng phòng và tránh HIV!
Hãy cùng chung tay tham gia phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn trong dự phòng lây nhiễm; tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội; đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và tham gia các hoạt động phòng, tránh. Chúng ta không thể xác định được người nhiễm HIV qua nhìn bề ngoài. Vì vậy mỗi người cần thận trọng khi tiếp xúc với máu, kim tiêm, có kỹ năng phòng và tránh HIV!